ĐOÀN – HỘI

Sinh viên Khoa Lịch sử tham gia Cầu truyền hình trực tiếp chính luận – nghệ thuật đặc biệt “LÀNG SEN NUÔI CHÍ LỚN”

Tối ngày 8/5/2024, sinh viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế vinh dự được tham gia Cầu truyền hình trực tiếp chính luận – nghệ thuật đặc biệt “LÀNG SEN NUÔI CHÍ LỚN” nhân dịp kỉ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Buổi lễ được thực hiện tại 2 điểm cầu: Nhà lưu niệm Bác tại Làng Hoàng Trù (Nghệ An) và Trường THPT Chuyên Quốc học - Huế (Thừa Thiên Huế). 

Chương trình được tổ chức với ba nội dung chính: “Nếp nhà”, “Nỗi đau nước mất nhà tan” và “Khởi nguồn chí lớn”, kết hợp giữa văn nghệ và sân khấu thực cảnh giúp cho khán giả lắng mình trong mạch câu chuyện cảm xúc về hành trình ấu thơ và niên thiếu của Người ở quê hương xứ Nghệ và ở Cố đô Huế - nơi bồi dưỡng, vun đắp cho ý chí cách mạng của Người. 

PGS.TS. Hoàng Chí Bảo nhận xét về Bác Hồ: “Người Nghệ An nhưng Bác lại là người của cả nước. Bác đi rất nhiều nơi chính là vì thế, nhưng không bao giờ quên cốt cách xứ Nghệ”.

Theo chia sẻ của TS. Chu Đức Tín - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nói về những điều tạo nên cốt cách của Bác: “Trong Lịch triều hiến chương loại chí, cụ Phan Huy Chú đã nói rất hay về truyền thống của Nghệ An. Cụ viết rằng: “Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, đất có khí thiêng nên sinh ra nhiều bậc danh hiền”. Chính truyền thống gia đình đã trở thành mạch nguồn của nhân cách và truyền thống của quê hương đã trở thành điểm khởi đầu, cái động lực cho việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh – nhân cách của một con người yêu nước vĩ đại; một con người trọng dân, kính dân, thương dân; một con người suốt đời hy sinh cho sự nghiệp của nhân dân”.

Nếu Nam Đàn - Nghệ An là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn với truyền thống yêu nước, khoa bảng, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên, thì Huế - mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc, cũng là nơi Người được tiếp cận với ánh sáng của tri thức phương Tây, được gặp gỡ nhiều thầy giáo, các bậc trí giả lớn của thời đại.

Năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc quyết định đưa cả gia đình vào Huế. Đây là một quyết định cách mạng. Bởi nhờ đó, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã có thêm cơ hội tiếp xúc với văn hoá, giáo dục phương Tây, cũng như nhìn thấy rõ sự tàn khốc, đau khổ của xã hội lúc bây giờ. Ở Huế, Người đã chịu nỗi đau mất mẹ, mất em. Biến cố lớn của gia đình và biến động chính trị, xã hội lớn chốn kinh kì đã khắc sâu vào tâm hồn, làm dày thêm ý chí và khát vọng cứu nước, cứu dân sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong phần trò chuyện với TS. Nguyễn Thế Phúc – Trưởng khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế về vấn đề hoàn cảnh gia đình đã tác động đến tư tưởng của Bác (lúc 11 tuổi) như thế nào? TS. Phúc cho rằng chính nỗi đau mất mẹ, mất em nhưng được sự sẻ chia, cưu mang của xóm làng, Bác đã cảm nhận được một điều: “Cho dù ở trong hoàn cảnh nào, tình cảm quê hương, xóm làng lối phố không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, đó là tình cảm của người Việt Nam. Ở đâu, cũng có tình cảm yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau”. Vì thế nên, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác luôn luôn có niềm tin về tình yêu của nhân dân và sau này cách mạng thành công Bác luôn nhắc nhở cán bộ phải xây đắp tình cảm xóm làng, tình yêu quê hương đất nước. 

Trong khoảng 10 năm niên thiếu sống ở Huế, lời cha dạy và tư tưởng nhân văn của các nhà chí sĩ yêu nước đã có ý nghĩa đặc biệt trong nhận thức của Người với tư tưởng cách mạng đúng đắn. Học tập, gặp gỡ tiền nhân và những tác động ngược chiều khác nhau của xã hội ở đất kinh kỳ đã “nuôi chí lớn, đúc hiền tài, giũa nhân cách” để chàng thanh niên 21 tuổi quyết đi “tìm hình của nước” mà trên đầu chỉ có tư tưởng “bình đẳng - tự do - bác ái” cho dân tộc Việt Nam.

Theo trao đổi của thầy giáo, PGS.TS. Hoàng Chí Hiếu – Phó Trưởng khoa, phụ trách Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế: Quyết định đưa hai con vào Huế để tiếp tục học tập thể hiện sự thức thời của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Tuy Huế vào thời điểm đó là thành trì của chế độ phong kiến lỗi thời, nhưng Huế lại là nơi tập trung nhân tài của cả nước, là nơi khởi đầu của những tư tưởng duy tân và yêu nước. Bên cạnh đó, cùng với quá trình chuyển biến về kinh tế - xã hội, quá trình mở rộng nền giáo dục Pháp – Việt được đẩy mạnh, nhiều trường học được mở ở các địa phương. Do đó, khi vào Huế, các con của cụ được tiếp tục theo đuổi một nền học thuật mới, không bị gián đoạn; có điều kiện tiếp xúc được nhiều hơn với những tư tưởng mới, một văn minh phương Tây tiến tiến hơn so với bối cảnh chúng ta lúc bấy giờ. 

PGS.TS. Hoàng Chí Hiếu cũng khẳng định: Việc chuyển từ ý thức yêu nước thành hành động yêu nước ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành là kết quả của một quá trình chuẩn bị có ý thức mà cụ Sắc đã chuẩn bị cho các con của mình. Mảnh đất Huế là nơi đã hoàn thiện và làm nền tảng vững chắc cho nhân cách, nhận thức, hành động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Tất Thành. Từ mảnh đất này, Người nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân nên đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Nói cách khác, mảnh đất Huế là nơi Nguyễn Tất Thành đưa ra quyết định và là nơi chuẩn bị đầy đủ những hành trang cho Người bước vào hành trình vạn dặm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Với sân khấu thực cảnh bình dị, những thước phim tư liệu quý giá, những ca khúc nổi tiếng mang đậm âm hưởng Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh và ca Huế viết về Bác cùng sự phân tích của các nhà nghiên cứu đã tạo nên mạch câu chuyện đầy cảm xúc và sâu lắng, mang đến cho khán giả 2 đầu cầu Nghệ An – Huế và nhân dân cả nước nói chung cũng như các bạn sinh viên tham dự chương trình nói riêng những cảm nhận rõ nét, chân thực về những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa thế giới, Chủ

 

 

Nguồn: Khoa Lịch sử
admin post: 2024-05-10 1:00:17 PM

Bài viết liên quan


Right menu loadding...