NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhìn lại Hội thảo khoa học quốc tế văn hóa - giáo dục lần thứ hai năm 2021: “Giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX”

Hội thảo khoa học quốc tế văn hóa - giáo dục lần thứ hai năm 2021 với chủ đề: "Giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX” được tổ chức bởi Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên, Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp Việt Nam, Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Aix Marseille (Pháp) và Tổ chức The HEAD Foundation (Singapore), với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn Vin Group.

Do tình hình dịch Covid-19 ở Thừa Thiên Huế đang có những diễn biến phức tạp cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi, để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh của UBND tỉnh, Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế và trực tuyến ở các điểm cầu các đơn vị tham gia tổ chức hội thảo.

Tại phiên khai mạc, ngoài Diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Hội thảo còn có phát biểu chào mừng của Bà Sophie Maysonnave, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại Sứ quán Pháp - Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Phương Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Aix Marseille (Pháp); TS. Trần Bá Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh.

Sau phần khai mạc, Hội thảo đã nghe 6 Diễn giả đến từ các nước: Việt Nam, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Singapore trình bày các tham luận tại 2 phiên chính cùng các hàng chục ý kiến thảo luận tại 5 tiểu ban theo các chủ đề: Giáo dục Tân học ở Việt Nam, Giáo dục Tân học ở Đông Á, Văn học, Giáo dục học và Văn hóa. Các bài trình bày tại phiên chính và các tiểu ban cùng những ý kiến thảo luận đều đánh giá cao ý nghĩa và vai trò của giáo dục Tân học đối với sự phát triển của các quốc gia Đông Á cũng như Việt Nam. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng đặt ra những vấn đề mang tính gợi mở về việc đẩy mạnh đổi mới, hội nhập quốc tế về giáo dục đối với Việt Nam hiện nay.

Từ thành công của 2 lần tổ chức (năm 2020 và 2021), có thể khẳng định chuỗi hội thảo quốc tế về văn hóa – giáo dục do Trường Đại học Sư phạm khởi xướng và chủ trì thực hiện đã bước đầu làm rõ một số vấn đề về quá trình chuyển đổi của nền giáo dục các nước, trong đó có Việt Nam trong lịch sử, góp phần vào việc đưa ra những khuyến nghị đối với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của nền giáo dục hiện nay, cũng như tạo ra những cơ hội giao lưu cho các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Tiếp nối thành công này, năm 2022, Hội thảo quốc tế Văn hóa - Giáo dục lần thứ 3 (ICCE 2022) sẽ do Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức.

BTC Hội thảo

Nguồn: Khoa Lịch sử
admin post: 2021-11-28 3:39:30 PM

Bài viết liên quan


Right menu loadding...