NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên Khoa Lịch sử với việc công bố các công trình nghiên cứu khoa học quốc tế

Song song với hoạt động đào tạo đại học và sau đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Lịch sử luôn được quan tâm, đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu đáng trân trọng. Bên cạnh việc xuất bản sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, biên soạn các công trình lịch sử địa phương, triển khai đề tài khoa học các cấp và đăng bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành ở trong nước, nhiều giảng viên của Khoa cũng đã công bố các công trình nghiên cứu của bản thân ở các hội nghị nước ngoài và đăng bài viết trên một số tạp chí quốc tế.

Về hội nghị/hội thảo khoa học ở nước ngoài

Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều cán bộ giảng viên của Khoa đã mạnh dạn đăng ký tham dự các hội thảo ở nước ngoài nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học ở Khoa Lịch sử nói riêng và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói chung.

Năm 2014, một số giảng viên của Khoa đã tham gia và có bài tham luận được đăng trong kỷ yếu toàn văn của Hội thảo quốc tế lần thứ 3 với chủ đề “Ngôn ngữ, Xã hội và Văn hóa trong bối cảnh Châu Á” (International Conference on Language, Society and Culture in Asian Contexts) tại Đại học Mahasarakham (Thái Lan). Đây là một hội nghị được tổ chức dưới sự phối hợp giữa Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ) và Đại học Mahasarakham (Thái Lan). 

Sau đó vào các năm 2016 và 2018, Hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ, Xã hội và Văn hóa trong bối cảnh Châu Á” lần thứ 4 và thứ 5 tiếp tục được tổ chức tại Đại học Quốc gia Malang (Indonesia) và Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Tham gia các kỳ hội thảo quốc tế này có các thầy cô của Khoa Lịch sử như: PGS.TS. Đặng Văn Chương, PGS.TS. Hoàng Thị Minh Hoa, PGS.TS. Bùi Thị Thảo, TS. Trần Thị Quế Châu, TS. Nguyễn Tuấn Bình, TS. Lê Thị Quí Đức.

Cũng trong năm 2018 và năm 2019, thầy giáo, PGS.TS. Hoàng Chí Hiếu đã tham dự và có bài đăng trong kỷ yếu toàn văn của 2 hội thảo quốc tế: 

- Hội thảo về Nghiên cứu Kinh tế, Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn (International Conference on Economics, Education, Humanities and Social Sciences Studies) lần thứ 13 ở Pattaya, Thái Lan.

- Hội thảo về Kinh tế, Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn (International Conference on Economics, Education, Humanities and Social Sciences) lần thứ 19 ở Cebu, Philippines.

Đầu năm 2020, PGS.TS. Đặng Văn Chương và TS. Trần Thị Quế Châu đã viết bài nghiên cứu và tham dự Hội thảo quốc tế về nền trí tuệ thời cổ đại, cổ vật văn minh và thế giới ngày nay (International Conference on Ancient Wisdom, Civilizational Antiquities and the Present Day World) tại Ấn Độ.

Cuối năm 2020, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19, Khoa Nghiên cứu Phương Đông, Trường Đại học Quốc gia Saint Petersburg, Nga đã tổ chức Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 65 năm Nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á (International conference on the 65th Anniversary of Southeast Asia languages studies) thông qua hình thức trực tuyến. Tham gia và viết bài nghiên cứu cho hội thảo quốc tế này có các thầy cô như: PGS.TS. Bùi Thị Thảo, TS. Trần Thị Quế Châu, TS. Nguyễn Tuấn Bình, TS. Lê Thị Quí Đức. Hiện tại, Ban tổ chức hội thảo đang biên tập kỷ yếu toàn văn và sẽ xuất bản trong năm 2021.

Về công bố các bài nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế uy tín

Bên cạnh tham gia các hội thảo quốc tế nói trên, một số giảng viên trong Khoa còn viết bài nghiên cứu gửi đăng ở một số tạp chí quốc tế có uy tín như:

- Năm 2018, thầy giáo, PGS.TS. Đặng Văn Chương có 1 bài nghiên cứu trên tạp chí Journal of US - China Education Review B (ISSN: 2161-6248) với tiêu đề “Education in Southeast Asia From the Second Half of the 19th Century to the Early 20th Century”. Đây là tạp chí học thuật có uy tín về lĩnh vực giáo dục nói chung ở Mỹ.

- Năm 2020, thầy giáo, TS. Nguyễn Tuấn Bình là đồng tác giả của bài báo “The Strait of Malacca (Malaysia) with Its Role in the Network of Maritime Trade in Asia and East – West Cultural Exchange in the Middle Ages” đăng trên tạp chí Palarch’s Journal Of Archaeology Of Egypt/Egyptology (ISSN: 1567-214x). Đây là một tạp chí học thuật thuộc danh mục Scopus (Q3) có uy tín trên thế giới.

Có thể nói, những kết quả về hoạt động nghiên cứu khoa học vừa qua của các thầy cô Khoa Lịch sử đã góp phần quan trọng khẳng định vị thế, uy tín và thương hiệu của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói chung và sự phát triển của Khoa Lịch sử nói riêng, là động lực thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm học tới.

 

 

Nguồn: Khoa Lịch sử
admin post: 2020-11-29 11:34:55 PM

Bài viết liên quan


Right menu loadding...